Chuẩn bị kịch bản telesale tốt chốt đơn về đích sớm
Telesale hay còn gọi là bán hàng qua điện thoại là phương thức được rất nhiều để có thể tiếp cận với khách hàng một cách nhanh chóng. Mặc dù vậy, để có thể tiếp cận được với khách hàng mà không bị coi là làm phiền, các nhân viên telesale cần phải có được kịch bản telesale thật sự hiệu quả?
Mục đích của việc xây dựng kịch bản telesale?
Đối với một nhân viên tư vấn bán hàng qua điện thoại, việc tự mình xây dựng được một kịch bản telesale sẽ mang lại cho bạn rất nhiều lợi ích như:
- Nhân viên tư vấn sẽ có được một dàn ý chung để dễ dàng dẫn dắt cuộc nói chuyện. Tâm lí chung của những người chủ động mở đầu cuộc nói chuyện qua điện thoại thường khá dễ mất bình tĩnh. Tuy nhiên, nếu tự xây dựng được kịch bản telesale của riêng mình, cuộc trò chuyện sẽ trở nên trôi chảy hơn do bạn đã có được dàn ý sẵn từ trước để có thể luyện tập.
- Bạn sẽ không bỏ sót bất cứ thông tin nào nếu có được mẫu kịch bản telesale. Nếu vừa thực hiện cuộc gọi vừa rà soát lại xem mình có thiếu những thông tin nào nữa không để không bỏ lỡ dù chỉ một giây của cuộc điện thoại.
- Phân bố thời gian hợp lí với cuộc gọi: việc có mẫu kịch bản gọi điện sẽ giúp nhân viên tư vấn xác định được đâu là những vấn đề quan trọng, cần phân bố nhiều thời gian để tư vấn. Từ đó, các tư vấn viên có thể xác định được thời gian cần thiết cho mỗi phần của cuộc gọi.
Nội dung mẫu kịch bản telesale
Lời mở đầu thân thiện
Để có thể xây dựng được một kịch bản telesale ấn tượng. Bạn cần phải đặc biệt chú ý tới giọng nói của mình. Hãy cố gắng giữ giọng điệu thật thoải mái, nên nhớ rằng mình đang trong trạng thái muốn đem lại lợi ích cho khách hàng, không phải đang chèo kéo, ép buộc khách phải mua hàng của mình. Do đó, hãy nói chuyện với âm điện hứng khởi và phải giới thiệu tên của mình trước cũng như nhớ được tên của khách hàng trong khi nói chuyện.
Một ví dụ về kịch bản telesale ấn tượng cho phần mở đầu mỗi cuộc gọi mà các nhân viên telesale có thể hướng tới: Em chào chị…, em gọi cho chị từ công ty… chuyên cung cấp các giải pháp marketing hiệu quả cho doanh nghiệp, em có thể xin chị một vài phút được không ạ? Nếu như một nhân viên tư vấn gọi điện cho khách hàng với một giọng điệu thân thiện, việc có thể có được sự đồng ý tiếp chuyện của khách hàng là điều khá cao.
Gây ấn tượng với nội dung của cuộc gọi ngay từ phút đầu.
Trong khi tiến hành cuộc trò chuyện qua điện thoại, khách hàng có thể kiếm lí do để cúp máy ngay từ phút đầu nếu như thấy rằng cuộc gọi này không quá kích thích nhu cầu quan tâm của họ tới sản phẩm, dịch vụ của bạn.
Công cụ lấy số điện thoại facebook hiệu quả UIDFB.COM
Do đó, việc phải đặt ra những câu chào mời gây ấn tượng hoặc những câu hỏi gợi trúng nhu cầu của khách hàng là đặng biệt cần thiết trong kịch bản telesale. Hãy nói tới lợi ích của sản phẩm sẽ đem lại cho khách hàng bằng việc lòng một cách khéo léo vào phần giới thiệu.
Nhân viên tư vấn cần phải biết lồng những câu hỏi tương tác vào kịch bản telesale
Ngoài ra, các khách hàng hiện nay cũng thường để máy qua một bên để mặc cho nhân viên tư vấn nói. Do đó, các tư vấn viên qua điện thoại cần phải tránh tuyệt đối những phần này bằng các câu hỏi mang tính chất tương tác để kéo dài nội dung cuộc nói chuyện cũng như thể hiện sự quan tâm tới khách hàng như một người bạn thật sự.
Thiết lập cuộc hẹn hoặc chốt đơn trực tiếp trên điện thoại
Thông thường, nếu bạn đã tiến được tới phần này trong kịch bản telesale thì gần như cơ hội để chốt được đơn hàng ngay trong cuộc trò chuyện qua điện thoại là một điều rất cao. Với các sản phẩm giá trị vừa phải và khách hàng đang có nhu cầu, bạn có thể chốt ngay được đơn hàng trong những lần gọi điện đầu tiên.
Bên cạnh đó, nếu khách hàng vẫn có phân vân, bạn có thể sử dụng chiến thuật nêu ra các chương trình khuyến mãi đang tiến hành để thúc đẩy thêm động lực mua hàng của khách như: Thông thường với sản phẩm này, bên em đang có chương trình khuyến mãi giảm… cho sản phẩm và nếu anh/chị sở hữu nó ngay trong hôm nay thì có thể được…
Ngoài ra, nếu bạn đang tiến hành bán một sản phẩm có giá trị cao, khách hàng chưa thể quyết định ngay được, thì việc có thể thu xếp được một cuộc hẹn gặp trực tiếp với khách hàng cũng đã là một thành công rất lớn.
Và để sắp xếp được một cuộc hẹn gặp trực tiếp, trong kịch bản telesale của các tư vấn viên cần có những câu hỏi để đưa ra phương án lựa chọn cho khách hàng như: Vậy, em có thể hẹn gặp anh/chị vào thứ hai hay thứ năm được? Sau khi khách hàng đã đưa ra câu trả lời, hãy tiếp tục đưa những câu hỏi lựa chọn phương án để khách hàng lựa chọn. Từ đó bạn sẽ có được toàn bộ thông tin cuộc hẹn gặp trực tiếp sắp tới.
Kết thúc cuộc gọi
Đừng nghĩ rằng việc kết thúc cuộc gọi không quan trọng. Để có thể có cuộc gọi thật ấn tượng, trong kịch bản telesale của bạn cần phải có lời cảm ơn với khách hàng vì đã dành thời gian cho mình.
Đặc biệt, đừng bao giờ cúp máy trước khách hàng để đề phòng khách còn có điều gì muốn hỏi thêm. Chính điều đó sẽ khiến cho bạn trở thành tư vấn viên chuyên nghiệp dù khách chưa từng gặp mặt.
Đôi khi việc telesale khiến bạn gặp nhiều trở ngại do chưa quen được ngay. Tuy nhiên nếu có sự chuẩn bị kĩ lưỡng với kịch bản telesale rõ ràng. Việc chốt đơn ngay trong cuộc gọi đầu tiên là hoàn toàn khả thi.